Sản phẩm | Bột cao lanh lắng lọc trắng
- Chi Tiết Sản Phẩm
Cao lanh với cái tên khác là Kaolin đó là một loại đất sét có nhiều màu, nó bở, chịu rất tốt lửa, với thành phần chủ yếu của nó là khoáng vật kaolinit cùng những khoáng vật khác hình thành nên Cao lanh: như illit, montmorillonit, thạch anh, vân vân.
Có nguồn gốc từ Trung Quốc chính xác hơn là ngọn đồi Cảnh Đức Trấn, Giang Tô. Những mỏ đất sét được khai thác làm những làm các nguyên liệu như đồ sứ hay. Tên gọi kaolin nó được các giáo sĩ dòng Tên người Pháp du nhập vào Châu Âu ở thế kỷ 18 và nó được phiên âm lại thành Tiếng Việt
Bột cao lanh đa dạng
Bột Cao lanh lắng lọc trắng, cao lanh rất đa dạng, nó cũng được coi là một món quà từ thiên nhiên mang đến. Sự xuất hiện và bồi đắp của thuỷ triều hoặc phong hoá khiến loại bột này được tạo thành
Màu chủ yếu của loại bột này chính là màu trắng chủ yếu, rất mềm mịn, khi bột tiếp xúc với nước sẽ rất đặc quánh, có tính dẻo và dính nhưng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ có thể biến thành thể rắn. Vì những tính chất này mà người ta thường sử dụng nó để làm gốm sứ. Không chỉ vậy, mà trong loại bột này còn có chứa khá nhiều khoáng chất, điển hình là kẽm, silic, canxi… hình thành một cách tự nhiên nên được sử dụng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp.
Những đặc điểm của bột cao lãnh
Bột cao lanh có nguồn gốc chủ yếu từ những đất cao lãnh trắng. Hiệu ứng thu nhiệt của nó từ khoảng 510 - 600 độ C Nó là một quá trình mất nước và kết tinh, và trong quá trình không định hình khoáng vật, với hiệu ứng toả nhiệt là 960 - 1000 độ C. Với quá trình tạo hoá các sản phẩm đất sét cao lanh không định hình và có hiệu ứng tỏa nhiệt 1200 độ C đối với quá trình kết tinh Oxit Silic không định hình để tạo ra Cristobalit.
Bên canh bột màu trắng, thì cũng có bột cao lanh đỏ, đen, hồng,... Nó được sử dụng nhiều trong gốm sứ nên những tính đa năng và đặc điểm của nó được sử dụng khá nhiều trong các lĩnh vực như: phèn nhôm, xi măng, cao su, giấy,..
Ngày nay để tìm một nơi bán bột cao lanh ở đâu uy tín mà vừa tự nhiên đó là một câu hỏi rất khó.
Có nhiều kiểu phân loại cao lanh khác nhau, phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh, mục đích sử dụng, độ chịu lửa, độ dẻo, độ xâm tán, hàm lượng các ôxít nhuộm màu v.v
Phân loại các cao lãnh
Bạn có biết theo nguồn gốc của cao lãnh thì nó chia làm 2 dạng đó chính là phát sinh từ nguồn sơ cấp và thứ cấp. Cao lãnh sơ cấp nó sinh ra từ quá trình phong hoá hay còn gọi là thuỷ nhiệt của các loại đá nó có chưa các loại fenspat như hyrolit, granite, gơnai. Với thứ cấp nó được tạo ra từ sự chuyển dời từ sơ cấp qua và sinh ra vì xói mòn và được vận chuyển cùng các vật liệu khác tới vị trí tái trầm lắng. Một số kaolinit cũng được sinh ra tại nơi tái trầm lắng do biến đổi thủy nhiệt hay phong hóa hóa học đối với acco (arkose), một dạng đá trầm tích mảnh vụn với hàm lượng fenspat trên 25 %.
Theo nhiệt độ chịu lửa, cao lanh được phân thành loại chịu lửa rất cao (trên 1.750°C), cao (trên 1.730°C), vừa (trên 1.650°C) và thấp (trên 1.580°C).
Theo thành phần Al2O3+ SiO2 ở trạng thái đã nung nóng, cao lanh được phân thành loại siêu bazơ, bazơ cao, bazơ hoặc axít.
Những ứng dụng của bột cao lãnh
– Cao lanh được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như: công nghiệp gốm sứ, giấy, sơn, cao su, sợi thuỷ tinh, chất dẻo, vật liệu xây dựng, gạch chịu lửa, làm xúc tác cho công nghệ lọc dầu…
– Nhờ có khả năng hấp thụ đặc biệt không chỉ các chất béo, chất đạm mà còn có khả năng hấp thụ cả các loại virus và vi khuẩn, vì vậy, Cao lanh được ứng dụng cả trong các lĩnh vực y tế, dược phẩm, mỹ phẩm….
– Công nghiệp sản xuất giấy: trong công nghiệp giấy, Cao lanh được sử dụng làm chất độn tạo cho giấy có mặt nhẵn hơn, tăng độ kín, giảm độ thấu quang và làm tăng độ ngấm mực in tới mức tốt nhất.
– Sản xuất vật liệu chịu lửa: trong ngành sản xuất vật liệu chịu lửa, người ta dùng Cao lanh để sản xuất gạch chịu lửa, gạch nửa axit và các đồ chịu lửa khác.
– Trong ngành luyện kim đen, gạch chịu lửa làm bằng Cao lanh chủ yếu được dùng để lót lò cao, lò luyện gang, lò gió nóng.
– Các ngành công nghiệp khác cần gạch chịu lửa với khối lượng ít hơn, chủ yếu để lót lò đốt, nồi hơi trong luyện kim màu và công nghiệp hóa học, ở nhà máy lọc dầu, trong công nghiệp thủy tinh và sứ, ở nhà máy xi măng và lò nung vôi.
– Chế tạo sợi thuỷ tinh: một lĩnh vực khác cũng sử dụng Cao lanh tăng nhanh hàng năm đó là dùng làm nguyên liệu vào của sản xuất sợi thuỷ tinh.-
– Cao lanh có tác dụng làm tăng độ rắn, tính đàn hồi, cách điện, độ bền của cao su, tăng độ cứng và giảm giá thành sản phẩm của các chất dẻo như PE, PP, PVC…
– Trong sản xuất da nhân tạo (giả da), Cao lanh có tác dụng làm tăng độ bền, độ đàn hồi.
– Trong sản xuất xà phòng: Cao lanh có tác dụng đóng rắn khi sản xuất, hấp thụ dầu mỡ khi sử dụng.
– Trong tổng hợp zeolite: Cao lanh là nguyên liệu chính để tổng hợp zeolit, loại chất được ứng dụng nhiều trong công nghiệp như hấp phụ, làm chất xúc tác…
– Trong sản xuất phân bón, Cao lanh được dùng làm chất độn, chất bọc áo, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo quản, nâng cao chất lượng phân bón.
– Trong các lĩnh vực khác, Cao lanh được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất xi măng trắng, các chất tráng trong xây dựng, nguyên liệu trong sản xuất nhôm, phèn nhôm…