« Quay lại

Nghiên cứu quá trình chế biến cao lanh Phú Thọ để sản xuất các hợp chất của nhôm

Nhôm và các hợp chất của nhôm được dùng nhiều trong công nghiệp hóa chất, công nghiệp giấy, nhuộm, thuộc da, làm chất keo tụ để xử lí nước thải và làm trong nước... Để sản xuất nhôm và các hợp chất của nhôm, có thể dùng các nguyên liệu có chứa nhôm như cao lanh, đất sét, alunit, boxit, nhôm vụn phế thải… Trong đó khoáng sản chứa nhôm thuộc nhóm không boxit (cao lanh, đất sét, alunit) đuợc đánh giá có trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao và quá trình chế biến không quá phức tạp. Do đó, nghiên cứu chế tạo các muối nhôm đi từ nguyên liệu cao lanh có sẵn tại các địa phương có ý nghĩa lớn trong thực tế.

Cao lanh Phú Thọ chứa khoảng 37,8% Al2O3 và 45,6% SiO2 về khối lượng. Khi gia nhiệt đến 550 ÷ 600oC, cao lanh chuyển thành dạng metacaolanh (chủ yếu) và một phần montmorillonit. Khi hòa tách trong dung dịch axit cho thấy: nếu sử dụng hỗn hợp axit HCl và H2SO4 sẽ cho hiệu suất tách Al2O3 cao hơn so với khi sử dụng từng axit riêng biệt. Với hỗn hợp axit 1 mol HCl + 2,5 mol H2SO4 có thể cho hiệu suất tách Al2O3 trên 86%. Kết quả này được ứng dụng trong chế tạo chất keo tụ PAC (PolyAluminium Chloride) theo phương pháp hòa tách cao lanh sau nung. Sản phẩm PAC đã được dùng thử nghiệm để xử lý nước sông Hồng.


Quá trình phân giải nhôm oxit trong cao lanh Phú Thọ bằng phản ứng pha rắn với NaHSO4, KHSO4 cũng đã được nghiên cứu, sơ đồ qui trình công nghệ như dưới đây.

Sản phẩm phụ SiO2 (≥ 86,8%) được thu hồi và khảo sát ứng dụng làm phụ gia cho sơn vô cơ chịu nhiệt.

Các kết quả nghiên cứu trên đã được NCS. Vũ Minh Khôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS La Thế Vinh và PGS. TS. Lê Thị Mai Hương, bảo vệ thành công tại Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ngày 19/10/2016.

Chúc mừng tân tiến sĩ.

Theo chemeng.hust.edu.vn

Tin nổi bật