« Quay lại

Đất sét cao lanh (kaolin) - bí quyết làm đẹp từ lòng đất

Cao lanh (tên tiếng Anh là Kaolin) hoặc đất sét Trung Hoa, là một loại đất sét mềm xốp có chứa khoáng chất và kaolinit. Màu của đất sét cao lanh thay đổi từ màu trắng đến màu nâu đậm. Và loại đất màu trắng được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Cụ thể là như thế nào, các bạn hãy tham khảo bài viết sau nhé!

Món quà từ lòng đất


Tên gọi cao lanh có nguồn gốc từ cách gọi Cao Lĩnh thổ (đất Cao Lĩnh) – một vùng đồi ở Cảnh Đức Trấn, Giang Tô, Trung Hoa. Khi gặp nước, cao lanh dính dẻo, dễ định hình. Tiếp xúc với nhiệt độ cao, loại đất sét này lại thành thể rắn.


Hầu hết các mỏ đất cao lanh ngày nay được sử dụng để làm giấy, gốm sứ và sản xuất các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da. Cao lanh chứa nhiều khoáng chất có lợi cho da. Trong đó, điển hình là kẽm với tác dụng kháng viêm, thúc đẩy quá trình phát triển tế bào, cân bằng sự điều tiết bã nhờn, hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn. Ngoài ra, nó còn chứa silic nhôm hiệu quả để làm liền sẹo và sát khuẩn, silica giúp kiềm dầu, còn canxi là thành phần chính tạo nên lớp biểu bì. Sử dụng cao lanh sẽ mang lại tác dụng hút độc tố, cặn bã và cuốn đi lớp tế bào chết để các lỗ chân lông thoáng sạch, góp phần mang lại làn da tươi sáng hơn.


Đất sét cao lanh - món quà từ lòng đất.


Nhận ra khả năng khử trùng và làm sạch hiệu quả của cao lanh, phụ nữ Châu Phi và Ai Cập cổ đại thường pha đất sét trắng với nước và mật ong để tạo hỗn hợp mặt nạ đắp lên da. Tại Việt Nam, phụ nữ quý tộc, vương phi trong cung đình Huế đều sử dụng phấn nụ làm từ cao lanh, thảo dược, hoa tươi. Họ không chỉ trang điểm bằng phấn nụ vào ban ngày để tạo lớp nền mịn màng tươi sáng mà còn thoa phấn khắp người để dưỡng da, làm mát vào ban đêm. Công thức tạo nên sản phẩm này vẫn được những người thuộc dòng dõi quý tộc triều Nguyễn lưu giữ và tiếp tục sản xuất đến tận bây giờ.


Cao lanh trong mỹ phẩm ngày nay


Khả năng hấp thụ dầu thừa, bụi bẩn nhưng không gây khô căng khiến cao lanh có mặt trong các sản phẩm làm sạch da như mặt nạ, sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết, thậm chí còn chiếm thành phần chủ đạo, chỉ đứng sau nước. Khác với đất sét từ bùn tro núi lửa (bentonite) vì có độ pH cao nên chỉ phù hợp cho da dầu, cao lanh có thể sử dụng cho mọi loại da, kể cả da khô và nhạy cảm.


Cao lanh được dùng trong sản xuất xà phòng để tăng khả năng làm sạch, đóng rắn và tạo màu tự nhiên. Với sản phẩm dưỡng da, đặc biệt là dòng đặc trị dành cho da dầu mụn, cao lanh là một hoạt chất hiệu quả giúp điều tiết bã nhờn, xoa dịu các nốt sưng đỏ, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và ngăn ngừa sẹo thâm. Trong phấn trang điểm, cao lanh có tác dụng hút dầu thừa, tạo vẻ mịn màng, tươi sáng cho lớp nền. Thành phần này còn được sử dụng để tạo độ lì và tăng khả năng bám màu cho các sản phẩm son.


Hiện nay, cao lanh thường được điều chế sẵn ở dạng bột, tiện cho việc sử dụng và bảo quản lâu dài. Bản chất là một loại đất từ tự nhiên nên cao lanh không có hạn sử dụng. Đồng thời, đây là sản phẩm có thể dùng với tỷ lệ lên đến 100% (thoa trực tiếp lên da) mà vẫn đảm bảo an toàn và không gây ra kích ứng.


Wow! Đất sét cao lanh có quá nhiều công dụng làm đẹp hữu ích phải không các bạn? Ý tưởng tự làm mỹ phẩm bằng cao lanh cũng khá thú vị. Cách đơn giản nhất để là trộn bột cao lanh với nước  để làm mặt nạ hoặc hỗn hợp rửa mặt. 

Tag: bột cao lanh, bot cao lanh, bột kaolin, bot kaolin, hạt cao lanh, hat cao lanh, kaolin hạt, kaolin hat, hạt kaolin, hat kaolin, cao lanh dùng trong phân bón, cao lanh dung trong phan bon

Tin nổi bật