« Quay lại

Ứng dụng của cao lanh trong sản xuất

Cao lanh ( Kaolin)ngoài dùng trong sản xuất mỹ phẩm còn dùng trong công nghiệp. Cao lanh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như sản xuất đồ gốm sứ, vật liệu chịu lửa, vật liệu mài, sản xuất nhôm, phèn nhôm, đúc, chất độn sơn, cao su, giấy, xi măng trắng. 

Sản xuất giấy

Trong ngành công nghiệp sản xuất giấy thì cao lanh đóng một vai trò rất quan trọng. Loại đất này tạo cho bề mặt của giấy được nhẵn bóng, giảm thẩm thấu và tăng thêm tính đàn hồi. Ngoài ra, chúng còn giúp giấy có độ ngấm mực in tốt nhất. Thông thường, mỗi tờ giấy chứa khoảng 20% cao lanh. Thậm chí có loại chiếm tới 40% thành phần là loại đất này.

Sản xuất gốm sứ

Công nghiệp sản xuất sứ, gốm sứ dân dụng, sứ mỹ nghệ, dụng cụ thí nghiệm, sứ cách điện, sứ vệ sinh, v.v. đều sử dụng chất liệu chính là kaolin; chất liệu kết dính là sét chịu lửa dẻo, có màu trắng.

Kaolin ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất đồ gốm được phân loại theo độ chịu lửa, hàm lượng Al2O3 + TiO2, nhiệt độ thiêu kết, hàm lượng oxit nhuộm màu, độ dẻo, độ xâm tán và hàm lượng chất bọc lớn. Chất lượng kaolin đòi hỏi rất cao và phải khống chế các oxit tạo màu (Fe2O3 và TiO2).

Dựa vào nhiệt độ chịu lửa, kaolin được phân loại thành loại chịu lửa rất cao (trên 1750 độ C), cao (trên 1730 độ C), vừa (trên 1650 độ C) và thấp (trên 1580 độ C).

Theo thành phần Al2O3 + TiO2, ở trạng thái đã nung nóng, kaolin được phân loại thành loại siêu Bazơ, Bazơ cao, Bazơ hoặc Axit.

Theo độ thiêu kết, phân thành loại thiêu kết nhiệt thấp (tới 1100 độ C), thiêu kết nhiệt độ trung bình (1100 – 1300 độ C) và thiêu kết nhiệt độ cao (trên 1300 độ C).

Ngoài ra, người ta còn dựa vào hàm lượng oxit nhuộm màu để phân ra các loại khác nhau, hoặc dựa vào tính dẻo chia thành các loại kaolin có tính dẻo cao, dẻo vừa, dẻo thấp, ít dẻo và không dẻo. Độ xâm tán cũng là một trong số các tiêu chuẩn quan trọng phân loại nguyên liệu kaolin sử dụng trong công nghiệp gốm.

Để đánh giá chất lượng của kaolin cho một ngành công nghiệp sản xuất đồ gốm, nhất thiết phải dựa theo yêu cầu hoặc điều kiện kỹ thuật của ngành đó. Ví dụ: nguyên liệu tốt nhất để chế tạo đồ gốm chịu Axit là Kaolin không được chứa các bọc Calci, thạch cao, Pyrit, vật liệu xâm tán khô và không chứa nhiều cát, phải có khả năng kết dính và độ dẻo cao. Hàm lượng Oxit sắt đối với sản phẩm quan trọng không được quá 1.5%, còn đối với sản phẩm ít quan trọng thì không được quá 3%, hàm lượng Oxit Calci không quá 1% đối với sản phẩm quan trọng và không quá 2% đối với sản phẩm

Sản xuất gạch

Cao lanh là một nguyên liệu vô cùng quan trọng để tạo nên gạch samot. Các chỉ tiêu cao lanh phù hợp nhất là hàm lượng Al2O3 từ 36 đến 39%, Fe2O3 từ 1,5 đến 2%, TiO2 từ 0,8 đến 1,4%. Đây là loại gạch xây nhà được rất nhiều đại gia lựa chọn để xây nhà.

Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu

Trong sản xuất phân bón: Cao lanh dùng làm chất độn, chất bọc áo, giúp trám đều các lổ li ti trên phân, làm cho hạt phân bón cứng, tròn, chống kết dính, đóng tảng, vón cục.

Trong sản xuất thuốc trừ sâu: Sử dụng cao lanh như một chất trơ hóa học đóng vai trò là chất mang, có độ khuếch tán lớn, sức bám tốt.

Ngoài ra, việc phun dung dịch hỗn hợp cao lanh 1-6% cũng là một phương pháp hiệu quả để kiểm soát được áp lực tấn công của sâu bệnh hại nông nghiệp và bảo vệ cây trồng khỏi áp lực môi trường như giảm nhiệt độ tán cây, giảm stress nước.

Sản xuất da nhân tạo và ngành cao su

Trong sản xuất da nhân tạo: Cao lanh giúp tăng độ bền, độ đàn hồi của da nhân tạo. Để làm chất độn da nhân tạo, đất sét cao lanh phải có độ trắng > 85%, hàm lượng Fe2O3 < 0,75%, SO4 < 0,4%; độ ẩm  < 5%.

Trong ngành cao su: cao lanh có tác dụng làm tăng độ rắn, tính đàn hồi, cách điện, độ bền của cao su. Yêu cầu về cao lanh bột làm chất độn cao su phải có hàm lượng: Fe2O3 < 0,75%, SO4 < 0,4%; độ hạt < 1.670 lỗ /cm2; độ ẩm  < 1%.

Sản xuất sơn, xà phòng

Trong sản xuất sơn: cao lanh giúp làm tăng độ sệt và gây mờ lớp sơn. Nó phải có tỉ trọng: 2,6 g/cm3; cỡ hạt: 2,4-5mm < 58%; độ dung dầu: 46,5 – 59 cm3/100 g; không lẫn chất kiềm và Axit ở trạng thái tự do.

Trong sản xuất xà phòng: cao lanh có tác dụng đóng rắn khi sản xuất, hấp thụ dầu mỡ khi sử dụng. Lĩnh vực sản xuất xà phòng yêu cầu cao lanh có độ hạt dưới rây 0,053 mm lớn hơn 90%; không lẫn cát, không lắng cặn trước 8 giờ, hàm lượng Fe2O3  từ 2-3%, TiO2 1%; chất Bazơ trao đổi  0,8-2% và Carbonat  15-20%.

Vinh Hưng Phú là một trong những nhà máy sản xuất cao lanh được đầu tư quy mô khá hoàn chỉnh từ khâu sản xuất đến cung cách phục vụ khách hàng trong việc tiêu thụ sản phẩm với thiết bị máy móc hiện đại và các dây chuyền sản xuất tự động, chúng tôi đang nổ lực hết sức mình để đưa ra thị trường những sản phẩm cao lanh thành sản phẩm tốt. Chúng tôi tự hào là nhà cung cấp cao lanh chất lượng cao.

Quý khách có nhu cầu sử dụng

Bột cao lanh, Zeolite, hạt TE trung vi lượng và bột đá CaCO3

Xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH MTV VINH HƯNG PHÚ

Đ/c: Tổ 9, ấp Hóa Nhựt, xã Tân Vĩnh Hiệp, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

ĐT: 02743.632153 Fax: 02743.632154 DĐ: 0903.991741

Email: vinhhungphu@ymail.com

Website: caolanhvinhhungphu.com

Tin nổi bật